Đề thi HSG Ngữ Văn 9 - Bảng A

Đề thi HSG tỉnh môn ngữ văn 9 năm học 2010-2011

                              

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS

             NĂM HỌC 2010 - 2011

 

Môn thi: Ngữ Văn 9

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 
Cõu 1 (8,0 điểm). 
Văn bản Lỗi lầm và sự biết ơn khép lại với thụng điệp: “…Hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.
(Ngữ văn 9, tập 1, trang 160, NXB Giỏo dục, năm 2009)
Suy nghĩ của em về vấn đề trờn?
Cõu 2 (12,0 điểm).
          Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cỏi đẹp.
Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, tập 1) và Sang thu (Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2).
- - - Hết - - -
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS

             NĂM HỌC 2010 - 2011

 
 
 
ĐÁP ÁN  ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn:  NGỮ VĂN - BẢNG A

---------------------------------------------
 
I, YÊU CẦU CHUNG:
1, Có năng lực cảm thụ văn học, kỹ năng làm bài tốt.
2, Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản mang tính định hướng, định tính chứ không định  lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc; cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của học sinh trong tính chỉnh thể; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng, có khả năng tư duy sáng tạo, độc lập. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục.
3, Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, chiết đến 0,5 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính, giám khảo cần bàn  bạc, thống nhất để định ra các thang điểm cụ thể.
II, YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1 (8,0 điểm):
1, Yêu cầu về kỹ năng và tư duy:
          - Biết viết một bài văn nghị luận xã hội kết hợp nhiều thao tác lập luận.
          - Nêu được những suy nghĩ của cá nhân về vấn đề đặt ra trong đề bài.
          - Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng và giàu sức biểu cảm.
2, Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh được tự do nêu lên những ý kiến của mình, triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, miễn là phù hợp. Sau đây là một số ý mang tính chất định hướng:
          a) Nội dung của bức thông điệp:
          Hãy sống bao dung, nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình.
          b) Suy nghĩ của người viết:
          - Bức thông điệp là bài học về lẽ sống đẹp (học sinh dùng lý lẽ và dẫn chứng để lí giải và chứng minh tính đúng đắn của vấn đề).
          - Ý nghĩa của bức thông điệp (định hướng, giáo dục... cho con người về cách sống đẹp).
          - Bàn bạc, mở rộng vấn đề và liên hệ thực tế (hiểu, vận dụng bức thông điệp một cách linh hoạt. Ví dụ: Nhân ái, bao dung đúng người, đúng lúc theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, thể hiện ân nghĩa, ân tình bằng  những cách khác nhau).
Câu 2 (12,0 điểm):
1, Yêu cầu về kỹ năng và tư duy:
          - Biết viết một bài văn nghị luận văn học kết hợp nhiều thao tác lập luận.
          - Bố cục rõ ràng, kết cấu bài viết chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng và giàu sức biểu cảm.
2, Yêu cầu về kiến thức:
          a) Giải thích nhận định:
          - Các cụm từ: “nhà văn chân chính”, “xứ sở của cái đẹp”.
          - Nội dung nhận định: Sứ mệnh cao cả của nhà văn là khám phá cái đẹp của cuộc sống và chuyển tải đến người đọc thông qua tác phẩm văn học.
          b) “Xứ sở của cái đẹp” trong Lặng lẽ Sa PaSang thu:
          - Thiên nhiên (thiên nhiên thơ mộng của vùng núi  Sa Pa, của phút giao mùa cuối hạ, đầu thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ).
          - Con người (lẽ sống đẹp của các nhân vật trong Lặng lẽ Sa Pa, cảm nhận tinh tế của nhân vật trữ tình trong Sang thu).
          - Nghệ thuật (nhan đề, nhân vật, cốt truyện... trong Lặng lẽ Sa Pa; từ ngữ, hình ảnh thơ, biện pháp tu từ, tính triết lý...  trong Sang thu.
          Þ Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú, được kết tinh từ cái đẹp trong cuộc sống, có sức hấp dẫn, thuyết phục bởi nó là kết qủa của một quá trình lao động sáng tạo, say mê của nhà văn.
 
- - - Hết - - -
 

Tác giả bài viết: Ngô Sỹ Minh